Bắt đầu có ý định ôn luyện IELTS để chuẩn bị cho kỳ thi đại học từ đầu năm nay, Anh Thơ mong muốn tìm một người bạn đồng hành cùng nhau “vượt lười những lúc nản chí”. Khi biết Thục Anh cũng đang có ý định tương tự, Anh Thơ nhắn tin cho bạn ngỏ lời muốn trở thành “partner” (người đồng hành). Kể từ tháng 2/2023, đôi bạn bắt đầu đồng hành với nhau trong học tập.
“Anh Thơ là một người kỷ luật. Ngay sau khi cả hai quyết định sẽ học cùng nhau, bạn đã ngay lập tức lên lịch trình rõ ràng, cụ thể sẽ học những buổi nào trong tuần, học mấy tiếng, tập trung vào những mảng nội dung gì”, Thục Anh nhớ lại.
Ban đầu, cả hai chủ yếu cùng nhau luyện nói hàng ngày để cải thiện kỹ năng Speaking. Việc luyện tập thường diễn ra trong những khoảng thời gian rảnh như giờ ra chơi hay trong tiết Thể dục, khi học sinh được hoạt động tự do.
“Chúng em cứ thế đi bộ vòng quanh sân trường, vừa đi vừa kể về những chuyện xảy ra xung quanh mình hoặc những câu chuyện về bạn bè. Khi đã quen với việc nói, chúng em bắt đầu thảo luận về những chủ đề xuất hiện trong phần IELTS Speaking”.
Vì nhà cách nhau 11km, Anh Thơ và Thục Anh thường lên kế hoạch cùng nhau luyện nói 2 – 3 buổi tối mỗi tuần thông qua Google Meet. Thời điểm trước khi thi cũng vào dịp nghỉ hè, cả hai sẽ luyện các kỹ năng cùng nhau khoảng 2 – 3 tiếng/ngày.
Với Thục Anh, phần khó nhất trong bài thi IELTS là Writing. “Em hay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng cho bài viết. Do phần thi này thường đề cập đến các chủ đề như môi trường, giáo dục… vốn đòi hỏi lượng kiến thức xã hội khá rộng, em buộc phải luyện thói quen đọc báo và tìm hiểu kiến thức nhiều hơn”.
Khó khăn của Thục Anh lại là thế mạnh của Anh Thơ. Vốn có lượng từ vựng và nền tảng kiến thức xã hội phong phú, Anh Thơ thường hỗ trợ bạn khi luyện nói hoặc luyện viết như gợi ý ý tưởng hay, sửa lỗi sai khi dùng từ vựng…
Ngược lại, Thục Anh lại có thế mạnh về phát âm, vì thế thường giúp Anh Thơ sửa lỗi phát âm khi luyện nói.
“Chúng em đã học được từ nhau rất nhiều thứ mặc dù ở thời điểm bắt đầu, khả năng của em chỉ đạt khoảng 6.0, còn Anh Thơ đạt mức 7.0. Em nghĩ rằng việc có một người bạn đồng hành khi học IELTS là điều rất cần thiết.
Ví dụ khi em cảm thấy chán nản, bạn luôn động viên, đốc thúc và tiếp thêm động lực cho em. Ngoài ra, việc có người đáp lại, phát hiện lỗi sai cho mình trong quá trình ôn luyện cũng khiến việc học trở nên thú vị hơn”, Thục Anh nói.
“Yếu tố quan trọng nhất trong học ngôn ngữ là từ vựng”
Trong quá trình học, với hai kỹ năng Listening và Reading, Thục Anh thường luyện đề trong bộ sách Cambridge (từ cuốn số 10 đến cuốn số 18). Mỗi khi làm xong, Thục Anh đều cùng bạn chấm - chữa kỹ càng, ghi lại những lỗi sai để đọc lại lúc rảnh rỗi. Ngoài việc luyện đề, Thục Anh cũng nghe TED Talks, xem những series trinh thám bằng tiếng Anh, đọc báo nước ngoài… để khiến việc học trở nên thú vị hơn.
Với kỹ năng Writing, theo Thục Anh, tiêu chí “task achievement” (hoàn thành nhiệm vụ) là yếu tố quan trọng nhất, do đó nữ sinh luôn cố gắng đáp ứng những yêu cầu đề ra như: viết đủ 250 chữ, chia khổ có ý nghĩa, sử dụng ngôn ngữ thận trọng, tránh khái quát quá mức, phân tích chủ đề có chiều sâu và đi cặn kẽ từng ý tưởng.
Ngoài ra, khi viết bài, Thục Anh luôn cố gắng sử dụng chính xác các từ nối để kết nối ý tưởng lại với nhau, từ đó tăng điểm về độ mạch lạc.
Về kỹ năng Speaking, việc có một người đồng hành, theo Thục Anh, rất quan trọng để cả hai có thể học từ nhau và được tiếp thêm động lực. Đối với kỹ năng này, độ trôi chảy và cách phát âm cũng là hai yếu tố quan trọng nhất.
“Nhiều bạn thường có tâm lý “sợ” giám khảo, từ đó dẫn đến mất bình tĩnh, ngữ điệu cũng bị “chùng xuống”. Do đó thí sinh nên giữ tâm lý thoải mái khi đi thi, xem giám khảo như là một người bạn, sẵn sàng chia sẻ cảm xúc, quan điểm… Như vậy, mình sẽ kiểm soát được tốc độ nói, bài nói cũng sẽ tự nhiên, rõ ràng, lưu loát hơn”, Thục Anh nói.
Còn với Anh Thơ, điều quan trọng nhất khi học ngôn ngữ chính là từ vựng. Chỉ khi đã xây dựng đủ kho tàng từ vựng, việc đọc, nghe, nói, viết mới trở nên dễ dàng hơn.
“Tuy nhiên, nhiều bạn thường mắc lỗi học từ vựng một cách thụ động, luôn cố gắng học thuộc. Thay vào đó, em thường cố gắng đặt ví dụ và viết đoạn văn ngắn có chứa những từ vựng mới để ghi nhớ lâu hơn.
Ngoài ra, việc nghe đài, podcast hoặc đọc báo giúp em hiểu được cách tư duy, sử dụng ngôn ngữ của người bản địa và bồi đắp thêm kiến thức xã hội, chuyên ngành. Hai đầu báo tiếng Anh em rất yêu thích là National Geographicvà The Guardian, kênh youtube “tủ” của em là VOX, Wall Street Journal và David Rubenstein”, Thơ chia sẻ.
Cùng đạt mức điểm 8.5, Anh Thơ và Thục Anh được các bạn trong lớp gọi vui là “đôi bạn thân cùng tiến trong truyền thuyết”. Cả hai cho biết hành trình chinh phục IELTS đã để lại cho đôi bạn rất nhiều kỷ niệm. Sắp tới, cả hai vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhau trong kỳ thi chọn học sinh giỏi môn tiếng Anh của tỉnh Nghệ An.
Đội bóng xứ Catalan không thắng ở La Liga kể từ 3/11 (thắng 3-1 Espanyol). Chính xác thì 3 trận còn lại của tháng 11, họ đánh rơi 8 điểm - bị Celta Vigo chia điểm trong 3 phút sau khi dẫn 2 bàn, thua 0-1 Sociedad và tối 30/11 là 1-2 trước Las Palmas.
HLV Hansi Flick chỉ ra lý do vì sao Barca đột nhiên sa sút: “Khi bạn chơi như một đội, mọi người đều phòng ngự tốt, bao gồm cả hàng công và có sự kết nối tốt, chúng ta có thể thắng mọi đối thủ.
Nhưng sẽ là ngược lại, nếu cầu thủ không kết nối được với nhau và chúng tôi phải nói về điều đó”.
Ở bàn nâng tỷ số lên 2-1 của đội khách Las Palmas, cho thấy sự yếu kém của hàng thủ Barca, sau khi Raphinha gỡ hòa cho đội.
Tuy nhiên, Hansi Flick khẳng định, đó là vấn đề của toàn đội: “Chứng kiến những bàn thắng của Las Palmas, bạn có thể thấy chúng tôi mắc một số lỗi. Nhưng đó không chỉ là lỗi của bộ tứ phía sau mà còn cả từ hàng công”.
Dù thất vọng kết quả nhưng Hansi Flick cho biết, toàn đội vẫn giữ vững tinh thần: “Các cầu thủ tin vào cách họ chơi bóng, tin vào khả năng của mình.
Barca cần sự kết nối và hôm nay đã không xảy ra. Nhưng chúng tôi có thể làm được. Chúng tôi có đội hình chất lượng. Hôm nay Barca kiểm soát bóng 70% và có 27 cú sút, chỉ tiếc là không tận dụng được. Kết quả, chúng tôi chỉ ghi được 1, còn họ 2. Đây là một sự thất vọng lớn”.
Gần 2.000 học sinh đoạt giải trong năm học 2022-2023
Tại lễ tuyên dương, khen thưởng, ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết trong năm học vừa qua, TPHCM có 1 học sinh đoạt Huy chương Đồng kỳ thi Olympic Toán quốc tế; trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, thành phố có 3 dự án đoạt giải, gồm 1 giải đặc biệt, 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích; tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thành phố có 5.258 học sinh tham gia, đoạt 1.978 giải, trong đó 105 giải nhất, 723 giải nhì và 1.150 giải ba...
Theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT - ông Nguyễn Bảo Quốc, dù năm học vừa qua nhiều học sinh đoạt thành tích cao nhưng vẫn còn một số hạn chế trong công tác đào tạo học sinh giỏi của thành phố.
"Đó là chưa có sự đồng đều giữa các bộ môn, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số đơn vị chưa bền vững, các trường vùng ven, ngoại thành thành tích còn thấp" - ông Quốc chia sẻ.
Cũng ông Quốc cho biết trong thời gian tới, ngành giáo dục đào tạo thành phố sẽ nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục về việc thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
"Sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức tổ chức các kỳ thi theo hướng phát triển sớm những học sinh có năng khiếu để chủ động trong việc tuyển chọn, ôn tập. Các trường THPT chuyên và trường có lớp chuyên tăng cường hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng kỳ thi” - ông Quốc nhấn mạnh.
Giáo dục phải không ngừng đổi mới về lượng và chất
Chia sẻ với cán bộ, giáo viên và học sinh, bà Nguyễn Thị Lệ - Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP.HCM ghi nhận những thành tích mà ngành giáo dục thành phố đạt được trong thời gian qua rất đáng trân trọng.
Đồng thời, bà Lệ đề nghị ngành giáo dục phải tập trung đầu tư xây dựng trường lớp đảm bảo chỗ học cho mọi người dân. Rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phẩm chất.
Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh phải không ngừng đổi mới về lượng và chất cho sự phát triển chung của ngành.
“Tôi đề nghị ngành giáo dục tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế, đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Mục tiêu để các cháu được phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng vững vàng, khả năng sáng tạo, làm chủ bản thân, phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân và đóng góp vào sự phát triển của thành phố”.
Chủ tịch HĐND TP.HCM cũng khẳng định thành phố tiếp tục xác định nhân tố con người, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là động lực chính để phát triển.
"Lãnh đạo thành phố sẽ tiếp tục quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Thành phố tin tưởng rằng với trách nhiệm và nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy cô giáo cũng như các em học sinh, giáo dục thành phố sẽ tiếp tục thành công" .
Nghị quyết 02 của HĐND TPHCM quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đoạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng các học sinh, học viên đoạt các giải trên tại TPHCM. Học sinh đạt giải các kỳ thi Olympic quốc tế: thưởng 200 triệu đồng với huy chương vàng; 160 triệu đồng với huy chương bạc; 120 triệu đồng với huy chương đồng; 50 triệu đồng đối với giải khuyến khích. Học sinh đoạt giải các kỳ thi Olympic khu vực: thưởng 120 triệu đồng với huy chương vàng; 90 triệu đồng với huy chương bạc; 75 triệu đồng với huy chương đồng; 30 triệu đồng đối với giải khuyến khích, giải chuyên đề. Học sinh đoạt giải quốc gia: thưởng 50 triệu đồng với giải nhất; 40 triệu đồng với giải nhì; 30 triệu đồng với giải ba; 20 triệu đồng đối với các giải khuyến khích, giải chuyên đề. Học sinh đoạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố được thưởng 5 triệu đồng, cấp THCS được thưởng 10 triệu đồng và cấp THPT được thưởng 12 triệu đồng.... |